Bạn làm việc tốt khi có áp lực chứ?
Ảnh: unsplash
Nhiều người đi làm cảm thấy như thể họ đang cáng đáng công việc của ba người gộp lại. Hết chạy việc cơ quan đến đưa đón con đi học thêm sau giờ làm việc. Họ luôn ở trong tình trạng “đang làm việc” 24 tiếng một ngày.
Họ có thể trở nên căng thẳng thường xuyên, cả về thể chất lẫn tinh thần. Một số người sẽ có kỹ năng để vượt qua áp lực và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, một số thì không.
Khả năng làm việc dưới áp lực
Những thay đổi, những vấn đề phát sinh và những vị trí được bổ nhiệm bất ngờ, không trong kế hoạch sẽ thường xuyên xảy đến dù bạn có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch tốt cỡ nào. Ví dụ:
- Một người chuyên môn được đề bạt sang làm vị trí quản lý.
- Một nhân viên được giao thêm trọng trách quản lý dự án quan trọng hay được đề bạt thăng chức.
- Một sinh viên đối mặt với kì thi quan trọng sắp đến.
Nói chung ở mọi thời điểm khi cần thay đổi, bạn sẽ luôn gặp phải tình huống khó lường cho bạn cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân.
Khả năng ứng phó tốt hay không trong những tình huống như vậy sẽ phụ thuộc nhiều vào kỹ năng làm việc dưới áp lực của bạn.
Đây là một kỹ năng làm việc cực kỳ giá trị, bởi những yếu tố sau:
- Đây là một kỹ năng cá nhân và công việc quan trọng. Làm việc dưới áp lực cao sẽ yêu cầu bạn cần có nguồn lực, kiến thức và khả năng vượt qua vòng an toàn của bản thân để hoàn thành các nhiệm vụ hoặc nhìn thấy trước các vấn đề có thể xảy đến.
- Làm việc dưới áp lực cao gắn liền với kỹ năng giải quyết vấn đề, sự vụ hàng ngày. Đó là khả năng giữ bình tĩnh, suy nghĩ mạch lạc, tư duy logic ngay cả trong áp lực và có thể đưa ra quyết định nhanh chóng.
- Làm việc dưới áp lực cao là khi bạn vẫn có thể hoàn thành tốt các công việc được giao, ngay cả trong những tình huống căng thẳng nhất. Về lâu dài điều này có nghĩa là người đó có thể cải thiện cơ hội việc làm, đạt được những cơ hội tốt hơn trong tương lai.
Ví dụ về cách một người làm việc tốt dưới áp lực:
- Giải quyết vấn đề trong trường hợp khẩn cấp.
- Giải quyết được các vấn đề phát sinh, sự vụ để đạt được một mục tiêu.
- Tái tổ chức, phân bổ nhiệm vụ cho một thành viên mới nếu một người đột ngột nghỉ.
- Quản lý tốt công việc ngay cả khi bận rộn.
Nhìn chung nếu bạn làm việc tốt dưới áp lực. Nó sẽ làm bạn khác biệt so với những nhân viên trung bình. Một người làm việc tốt dưới áp lực cũng có thể sở hữu các giá trị làm việc quan trọng khác như: ra quyết định nhanh, kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
Một người hội tụ các kĩ năng này chắc chắn sẽ được trọng dụng và nổi bật hơn so với những người khác.
Tái suy nghĩ về căng thẳng trong công việc
Cứ căng thẳng thì là tồi tệ. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với những mặt tiêu cực của căng thẳng. Đấy là một suy nghĩ kinh điển. Chúng ta có quá nhiều thứ phải làm, quá nhiều công việc cần hoàn thành. Nhưng kiểu căng thẳng như vậy vẫn có thể được nhìn với một góc nhìn khác.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chúng ta học cách nhìn căng thẳng với một tư duy khác thì chúng ta có thể học được cách xử lý tốt hơn các mặt tiêu cực đó, đồng thời tận dụng được những điểm tích cực của căng thẳng.
Dưới đây là một vài điểm tích cực của căng thẳng trong một bài viết trên tờ New York Times:
- Hormone được tiết ra khi căng thẳng sẽ giúp cơ thể phản ứng để nâng cao các chức năng về nhận thức và tăng tốc độ của não bộ.
- Ngay cả trong những căng thẳng gay go nhất cũng vẫn giúp cho mọi người phát triển, nhờ việc rèn luyện tâm trí trở nên cứng rắn hơn, có những góc nhìn mới và những kết nối não bộ lớn hơn.
- Những phản hồi tiêu cực từ một người sếp có thể là một cơ hội để học tập
- Bị sa thải cũng có thể là tạo cho bạn cơ hội phản tư, tái xác lập những ưu tiên cuộc sống.
Cũng trong nghiên cứu đó, những người được cho xem những đoạn video nhấn mạnh điểm tích cực của căng thẳng cũng cho thấy họ làm việc tốt hơn dưới áp lực so với những người không được biết đến những điểm tích cực trên.
Điều đó chứng minh rằng chúng ta có năng lực để thay đổi tư duy về căng thẳng. Điểm mấu chốt ở đây là bạn nhận thức được căng thẳng có những điểm tích cực và bạn cần tận dụng nó.
Dưới đây là một số mẹo làm việc tốt hơn ngay cả khi bạn đang áp lực:
- Luôn có kế hoạch cho công việc: lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả sẽ giảm thiểu những tình huống bất ngờ có thể xảy đến.
- Chia nhỏ công việc: việc chia nhỏ công việc ra thành nhiều mục nhỏ, thực hiện theo từng bước sẽ giúp bạn bớt cảm thấy áp lực hơn. Ví dụ để hoàn thành mục tiêu của năm bạn cần bổ ra mục tiêu quý, rồi mục tiêu tháng, mục tiêu tuần và cuối cùng là checklist công việc hàng ngày.
- Quản lý ưu tiên: một người không thể xử lý nhiều áp lực cùng một thời điểm, bạn chỉ nên ưu tiên một công việc chính và giải quyết tốt nó.
- Chia sẻ công việc và tìm kiếm sự giúp đỡ: chia sẻ công việc hoặc bổ việc cho người khác đặc biệt khi bạn ở vị trí quản lý hay giám sát sẽ giúp bạn giảm tải khối lượng công việc cần xử lý.