Top 5 kỹ năng làm việc quan trọng của tương lai

Architecture

Theo báo cáo năm 2020 của WEF về tương lai của nghề nghiệp hậu Covid-19, các kỹ năng làm việc cốt lõi sẽ thay đổi vào năm 2025 và khoảng 50% tổng số nhân viên tham gia vào cuộc nghiên cứu sẽ cần đào tạo lại.

Dữ liệu từ LinkedIn và nền tảng học tập trực tuyến Coursera đã cho phép WEF theo dõi với mức độ chi tiết chưa từng có về các loại kỹ năng chuyên biệt cần thiết cho các công việc của tương lai. Đồng thời xác định các kỹ năng mềm và chuyên môn hàng đầu có liên quan đến hiệu suất và thành công trong sự nghiệp.

Trái ngược với suy nghĩ thông thường, những kỹ năng này cũng có thể được dạy và học thông qua tư duy phát triển giống như bất kỳ kỹ năng cứng nào.

Trong đó Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề đứng đầu danh sách các kỹ năng mà nhà tuyển dụng tin rằng sẽ phát triển nổi bật trong các năm tới. Điểm mới trong báo cáo năm 2020 là các kỹ năng quản lý bản thân như học tập tích cực, khả năng phục hồi, chịu đựng căng thẳng và linh hoạt được cho là trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. 

 Học cách phát triển, cải thiện và thành thạo những kỹ năng này sẽ giúp cho chúng ta phát triển nghề nghiệp một cách bền vững và lâu dài. 

 Dưới đây là top 5 kỹ năng làm việc cốt lõi của tương lai

  1. Tư duy phân tích và sáng tạo

Tư duy phân tích là khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách đánh giá thông tin đã thu thập và sắp xếp chúng một cách khoa học. Những người có kĩ năng này có thể phát hiện các điểm chung giữa các dữ liệu thường dẫn đến các giải pháp sáng tạo.

Họ có thể biến dữ liệu và thông tin nhiễu loạn thành hành động. Họ là những nhà tư tưởng phản biện và giúp nhóm của mình đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu thu thập được và các mục tiêu đã xác định. Các nhà tư tưởng phân tích cũng giúp nhóm của họ nắm bắt những ý tưởng mới và đạt được tư duy phát triển.

  1. Học tập chủ động và có chiến lược học tập

Chiến lược học tập chủ động là bất kỳ loại hoạt động nào trong khi học (trực tiếp, trực tuyến hoặc bên ngoài lớp học) trong đó gắn kết tích cực người học suy nghĩ sâu sắc về chủ đề học tập. Người học là trung tâm.

Các phương pháp học tập chủ động một cách tích cực và có chiến lược thường nhấn mạnh vào khả năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và làm việc nhóm. Học tập chủ động cải thiện khả năng lưu giữ kiến ​​thức của người học hơn là học tập thụ động.

  1. Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp

 Giải quyết vấn đề thường là một kỹ năng rất được mong đợi trong thị trường việc làm ngày nay. Mọi người đều có thể hưởng lợi từ việc có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt vì tất cả chúng ta đều gặp phải vấn đề hàng ngày.

Luôn có một yếu tố bất ngờ xảy ra trong quá trình giải quyết vấn đề. Vì vậy giải quyết vấn đề phức tạp bao gồm nhiều bước và cân nhắc hơn so với giải quyết vấn đề đơn giản. Để giải quyết các vấn đề phức tạp, cho dù đó là thách thức khi phát triển một sản phẩm mới hay nhiệm vụ nghiên cứu ra vacxin chữa bệnh đậu mùa khỉ – thì việc áp dụng các kỹ năng đã có là chưa đủ. Thêm vào đó là những kỹ năng đột phá hơn và nhìn nhận vấn đề theo một cách hoàn toàn mới. Giải quyết vấn đề phức tạp cũng liên quan đến việc xem xét tác động của giải pháp đối với môi trường xung quanh và cá nhân hơn là chỉ quan tâm tới giải quyết được vấn đề.

  1. Tư duy và phân tích phản biện

Tư duy phản biện là khả năng diễn giải, xác định, đánh giá, phân tích, mô tả và áp dụng các biện pháp tự điều chỉnh.

Các cá nhân có thể sử dụng kỹ năng này để giúp họ giải thích thông tin và quyết định xem điều gì đó đúng hay sai. Thường thì kỹ năng này liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, đánh giá các thông tin bên ngoài trong quá trình suy nghĩ của bạn.

Chúng ta áp dụng tư duy phân tích vào một tình huống sử dụng dữ kiện, bằng chứng khoa học để hỗ trợ lý luận của mình. Ví dụ, một nhân viên kinh doanh cần giải quyết vấn đề tồn kho cho bộ sưu tập thời trang mới nhất, anh ta sẽ cần sử dụng dữ liệu bán hàng của các mùa trước, các chương trình khuyến mãi đã từng dùng và có hiệu quả nhất và phân tích các kênh bán hàng phù hợp để đưa ra phương án tốt nhất.